Thursday 16 November 2017

Luật sư Canada điều tra mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc được trao giải thưởng Hòa bình Gandhi

Từng được đề cử giải Nobel Hoà bình, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada David Matas đã được vinh danh với một giải thưởng khác cho nỗ lực phơi bày tội ác giết người của chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công. Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại books.google.com.vn.

Vào ngày 8/6, Trung tâm Mahatma Gandhi ở thành phố Winnepeg của Canada đã công bố giải thưởng Hòa bình Mahatma Gandhi năm 2016 và 2017, với các giải thưởng được trao cho ông Matas và ông Art DeFehr, một doanh nhân nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo.
Giải thưởng mang tên Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo đã dẫn dắt Ấn Độ thoát khỏi sự đô hộ của Anh hồi đầu thế kỷ 20. Ông Gandhi nổi tiếng với nguyên tắc ‘bất bạo động’, tức là phản đối các biện pháp bạo lực, chỉ áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức tối cao.
Được thành lập vào năm 2010, giải thưởng Hoà bình Mahatma Gandhi nhằm mục đích công nhận và tôn vinh những người khởi xướng các biện pháp giải quyết hòa bình các cuộc xung đột.
Trong suốt cuộc đời mình, ông Matas đã tham gia rất nhiều sự nghiệp chính nghĩa về nhân quyền. 10 năm qua, ông tiến hành điều tra và công bố thông tin về hoạt động mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc bảo trợ, trong đó nạn nhân chủ yếu là những người Trung Quốc tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Cống hiến của ông Matas về vấn đề này đã giúp ông nhận được đề cử giải Nobel Hoà bình năm 2010 cùng với nhà điều tra David Kilgour, cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Phát biểu tại sự kiện, nghị sỹ Doug Eyolfson đã khen ngợi hoạt động của ông Matas và ông DeFehr. Nghị sỹ Eyolfson trích dẫn một câu nói của nhà lãnh đạo Gandhi, nói về cảm hứng riêng của ông khi hoạt động vì cộng đồng: “Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là hãy quên chính mình khi phục vụ người khác”.
Trong bài phát biểu tại buổi lễ, ông Matas cho biết điều quan trọng đối với mọi người trong thế giới tự do là phải hỗ trợ những người đang bị đàn áp ở chính đất nước của họ.
Luật sư nhân quyền David Matas nhận Giải thưởng Hòa bình Mahatma Gandhi vào ngày 8/6/2017 ở Winnipeg, Canada. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
“Chúng ta, những người ở bên ngoài Trung Quốc, Iran và Eritrea, phải là những người thúc đẩy các giá trị của Mahatma Gandhi ở những quốc gia này, bởi vì người dân ở những nước này đối mặt với rủi ro rất lớn khi chính họ làm điều đó,” ông Matas cho biết.
“Đó là một lý do khiến tôi tích cực chống lại việc sát hại hàng loạt các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc để lấy nội tạng cho hoạt động cấy ghép. Họ chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, nhưng cũng có các Phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, và những người theo đạo Cơ Đốc tại gia”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, ông Matas nói rằng để giữ các giá trị của Gandhi sống mãi, các giá trị này phải được cập nhật về hoàn cảnh trên thế giới ngày nay.
Nhà lãnh đạo Gandhi đã có thể phản đối sự hiện diện của Anh ở Ấn Độ, “nhưng tất nhiên, Trung Quốc không cho phép phản đối”, luật sư Matas giải thích.
“Trung Quốc không cho phép Pháp Luân Công phản đối, họ cũng không cho phép những người không phải học viên Pháp Luân Công phản đối, cũng không cho phép sự hỗ trợ nhân quyền nào đối với Pháp Luân Công, vì vậy đó là một bối cảnh hoàn toàn khác.”
Nhiều đồng nghiệp của luật sư Matas ở Trung Quốc bị chính quyền sách nhiễu, bắt giữ và tra tấn vì lên tiếng bảo vệ các học viên Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động vẫn tiếp diễn đến ngày nay dù Chủ tịch Tập Cận Bình có tín hiệu cho thấy dường như ông muốn tách mình khỏi tội ác của ông Giang.
Lập trường của chính quyền Trung Quốc về môn khí công ôn hoà này khác xa nhiều nước dân chủ trên thế giới, trong đó có Canada. Tháng trước, hàng chục các nhà lãnh đạo Canada đã gửi thư ghi nhận đóng góp của Pháp Luân Công đối với xã hội nước này nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại books.google.com.vn.